Hội thảo và tập huấn "Lồng ghép Y học Nghiện chất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu"
15/01/2020

Rối loạn sử dụng chất ở Việt Nam là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trên dân số chung. Tuy nhiên, việc sàng lọc và can thiệp một cách có hệ thống đã không được quan tâm cũng như sử dụng trong việc thực hành thường quy trong các cơ sở y tế.

Ngoài ra, vấn đề sử dụng chất liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau và là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh lý trên bệnh nhân. Tuy nhiên, vì việc quan tâm một cách chưa đầy đủ làm việc điều trị bệnh mất nhiều thời gian và tình trạng bệnh của bệnh nhân không được cải thiện theo mong đợi của bệnh nhân cũng như thầy thuốc. Việt Nam hiện quan tâm đến các chất sử dụng bất hợp pháp như heroin và methamphetamine, tuy nhiên những chất hợp pháp như rượu bia, chất có cồn và thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, các chất này chưa được quan tâm đúng mức trong dự phòng, can thiệp sớm và điều trị tại Việt Nam. 

Những người bệnh sử dụng các chất bất hợp pháp như methamphetamine, cần sa, cần sa tổng hợp, sẽ không tìm kiếm điều trị để bỏ chất. Tuy nhiên, những người bệnh nhân này có xu hương tìm đến các cơ sở y tế vì các vấn đề sức khỏe do việc sử dụng chất gây nên. Ví dụ: răng miệng và nổi mẩn trên da (thường thấy những bệnh nhân dùng meth); mất ngủ, tim mạch, hô hấp… Vì vậy, nếu việc sàng lọc và can thiệp sớm tại các cơ sở này sẽ mang đến tác động to lớn trong việc giảm tác hại cho việc rối loạn sử dụng chất gây nên.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sàng lọc và phản hồi ngắn giúp bệnh nhân nhận biết nguy cơ của mình và hướng tới việc giảm sử dụng chất, từ đó cũng giúp giảm nguy cơ các bệnh tật và sức khỏe khác có liên quan.

Một thực tế là hiện nay quá tải của các cơ sở y tế vì số lượng bệnh nhân đông. Vì vậy, tìm kiếm một mô hình phù hợp với bổi cảnh các phòng khám Việt nam và tình hình quá tải. Việc sàng lọc ngắn bằng thang ASSIST được xây dựng bởi WHO và thực hiện ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, công cụ này được Trung tâm VHATTC hỗ trợ tập huấn và sàng lọc trong phòng khám methadone, trong một số nhóm có nguy cơ cao như TGW qua bộ sàng lọc online qua app và website. 

Tuy nhiên, để có thể dự phòng và can thiệp sớm, cần thực hiện sàng lọc một số phòng mô hình việc sàng lọc này được hướng dẫn bởi y tá, điều dưỡng và bệnh nhân tự sàng lọc. Nhân viên y tế có thể cung cấp việc can thiệp ngắn để giảm nguy cơ cho bệnh nhân.

Nhằm mục tiêu lồng ghép các năng lực liên quan đến y học nghiện vào chương trình đào tạo của Bộ môn Y học gia đình, Trung tâm Bác sĩ gia đình, đạt mức độ ưu tiên giảng dạy về y học nghiện tương đương với các bệnh lý khác, phát triển năng lực đội ngũ giảng dạy y học nghiện của bộ môn Y học gia đình; Xây dựng các môn học/phân môn/chương trình đào tạo về y học nghiện trong các trung tâm/trường đại học về đào tạo y khoa đồng thời tiến hành sàng lọc việc sử dụng chất và quản lý các chương trình chăm sóc thường quy trong các mô hình mới của thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu, Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo (GIC) phối hợp cùng Trung tâm VHATCC tổ chức hội thảo và tập huấn “Lồng ghép y học nghiện chất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu”.

Chương trình sẽ diễn ra vào hai ngày 12 – 13/ 02/2020, tại giảng đường thông minh 3C, lầu 3, tòa nhà 15 tầng, Đại học Y Dược TP. HCM với sự tham gia của PGS. TS. Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng ĐH Y Dược TPHCM; PGS. TS. Phạm Lê An, Giám đốc TT Đào tạo Bác sĩ Gia đình, Giám đốc GIC; PGS. Đỗ Văn Dũng, Giám đốc TT Chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV ĐH Y Dược TPHCM; PGS. Robert Ali, Đại học Adelaide; TS. Trần Ngọc Đăng, Phó Giám đốc GIC; ThS. BS. Vũ Huy Hoàng; TS. Sherry Larkins; ThS. BS. Nguyễn Song Chí Trung cùng nhiều chuyên gia khác. 

Kế hoạch chi tiết chương trình: Link

PGS. Robert Ali, Đại học Adelaide
PGS. Robert Ali, Đại học Adelaide

Trích dẫn:

  1. Facilitators and Barriers to Implementing Screening, Brief Intervention, and Referral to Treatment (SBIRT) in Primary Care in Integrated Health Care Settings; https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/08897077.2014.951140
  2. Training in Addiction Medicine: The U.S. Experience (Patrick G. O’Connor MD, MPH1; Jeffrey H. Samet MD, MPH2, Jeanette M. Tetrault, MD1 1Yale University School of Medicine, 2Boston University School of Medicine
  3. 2005   Newcombe, D., Humeniuk, R., & Ali, R. (2005). Validation of the World Health Organization Alcohol, Smoking and Substance Involvement Screening Test (ASSIST): report of results from the Australian site. Drug and Alcohol Review, 24(3), 217-226. DOI Article has an altmetric score of 12 Scopus154 WoS143 Europe PMC102
  4. Tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc thụ động (GS.TS. Ngô Quý Châu)
  5. https://assist.vn/
  6. Implementing a team-based SBIRT model in primary care clinics https://www.tandfonline.com/doi/full/10.3109/14659891.2013.866176?src=recsys
  7. Báo cáo Hội nghị chuyên đề “Giải pháp điều trị ATS và các ma túy mới tại Việt Nam” (Hà Nội, 15-16/8/2019)

Thông báo khác